Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Rác thải nông thôn- vẫn đề chung cho xã hội

Rác thải nông thôn- vẫn đề chung cho xã hội

Trong 5 năm qua, bộ mặt nông thôn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế, khu vực nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải không được xử lý gây ra. Hiện chính quyền và các ngành chức năng đang tập trung thực hiện các giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Gần 50% rác thải sinh hoạt nông thôn không được xử lý

 Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, hiện nay, tổng khối lượng rác thải khu vực nông thôn phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 425 tấn/ngày, trong đó tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý còn rất thấp, mới chỉ đạt 54,6%, đặc biệt rác thải là vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật hầu như chưa được thu gom, xử lý. Có khoảng hơn 50 xã chưa có tổ, đội vệ sinh môi trường. Nhiều xã miền núi tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, rác thải được xử lý ngay tại các hộ gia đình hoặc đổ ra nơi công cộng. Việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt nông thôn còn rất thô sơ, chủ yếu bằng xe cải tiến, xe thu gom rác tự chế.

Tại hội nghị công bố hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015, ông Vũ Văn Tưởng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Ngoài các loại chất thải có thể tái sử dụng như giấy, bìa cacton, nhựa được tách riêng để bán, các chất thải sinh hoạt hữu cơ như thức ăn thừa, rau được tận dụng trong chăn nuôi, các chất thải khác hầu như không được phân loại mà để chung vào một nơi, thậm chí để cùng với chất thải rắn nguy hại như pin, ắc quy. Thực trạng này đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân”.

Thực tế đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc thu gom, xử lý chất thải nông thôn, tuy nhiên, nhiều địa phương còn tỏ ra lúng túng. Việc thành lập và tổ chức các Hợp tác xã môi trường gặp nhiều khó khăn, hoạt động chưa hiệu quả do kinh phí hạn hẹp; thiếu trang thiết bị xe thu gom rác, vận chuyển; mức thu nhập của xã viên đi thu gom rác thải còn thấp. Quy định mức thu phí vệ sinh rác thải sinh hoạt tại các huyện từ 10 nghìn – 15 nghìn/tháng, thực tế ở một số huyện chỉ thu ở mức 5 nghìn - 8 nghìn/đồng/hộ, tỷ lệ thu phí ở các xã tổ chức thu trung bình mới chỉ đạt 52,7%.

Hướng đi lâu dài cho công tác bảo vệ môi trường

Xác định quản lý rác thải là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với công tác bảo vệ môi trường của tỉnh, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã nghiên cứu và quan tâm đầu tư đến việc xử lý rác thải môi trường nông thôn. Một số địa phương đã triển khai áp dụng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh như thành phố Bắc Giang và xã Tam Tiến, huyện Yên Thế. Các bãi xử lý này được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phân ô chôn lấp, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, có hệ thống chống thấm tại đáy ô chôn lấp, sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình chôn lấp để khử mùi và chôn lấp theo quy trình kỹ thuật. Một số huyện cũng đang đầu tư xây dựng như: Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng. Hình thức này có thể xử lý một lượng lớn rác thải và nhiều loại rác khác nhau, tuy nhiên hiệu quả xử lý rác thải còn thấp, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm khí thải.

 Thùng rác công cộng

Một hình thức xử lý rác thải tương đối hiệu quả khác hiện đang được triển khai là phương pháp đốt bằng lò đốt. Tại các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lục Nam đang áp dụng lò đốt theo công nghệ Nfi Nhật Bản với chi phí đầu tư mỗi lò khoảng 2,4 tỷ đồng, công suất khoảng 400-500 kg/giờ. Bên cạnh đó, lò đốt theo mô hình ứng dụng của Sở Khoa học và Công nghệ với chi phí từ 150 - 350 triệu đồng đang được triển khai tại các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên. Hình thức đốt bằng lò đốt cơ bản đã giải quyết được tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt phát sinh, tiết kiệm được quỹ đất chôn lấp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước.

 Bãi rác ven đường

Không có thùng rác công cộng, nhiều người đưa rác đổ ra ven đường.

Ô nhiễm môi trường nông thôn là vấn đề cần được định hướng xử lý với những giải pháp lâu dài, vững chắc và đồng bộ. Xác định như vậy, vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Đề án thu gom rác, vận chuyển, và đầu tư thùng rác, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. Theo đó, trong giai đoạn 2015-2017, các huyện, thành phố tiến hành xóa bỏ các điểm tập kết, tồn lưu rác thải không đúng nơi quy định, chấm dứt tình trạng xả rác thải bừa bãi trên địa bàn. Đồng thời đầu tư xây dựng các điểm tập kết và các thùng rác công cộng ven đường, trung chuyển đảm bảo đến hết năm 2017 đạt khoảng 50% ở khu dân cư nông thôn và khoảng 30% ở khu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn hoàn thành việc bố trí, đầu tư điểm, khu tập kết rác...

Thùng rác inox, thùng rác công cộng, thùng rác nhựa, biển menu, xe thu gom rác, cột phân luồng

Giai đoạn 2018-2020, tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường hoặc tổ tự quản đã được hình thành trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư xây dựng các điểm, khu tập kết rác thải trên địa bàn, đảm bảo đến năm 2020 đạt khoảng 75% khu dân cư nông thôn và 65% khu sản xuất nông nghiệp được bố trí, đầu tư điểm, khu tập kết. Bên cạnh đó đầu tư mới các khu xử lý rác thải tập trung và đầu tư các thùng rác công cộng, và tăng cường việc thu gom rác hàng ngày.

Hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tích cực triển khai các nhiệm vụ của Đề án. Bà Đào Thu Phương, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Tân Yên cho biết: “Thực hiện Đề án, huyện Tân Yên đã và đang chỉ đạo các xã tiến hành giải phóng mặt bằng để có địa điểm xây dựng các khu tập kết, xử lý rác thải. Đồng thời thành lập các hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường, đầu tư trang thiết bị: thùng đựng rác công cộng ngoài trời, xe thu gom rác, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét